Theo tiêu chuẩn ISO container được chia làm 7 loại chính:
-
Container khô
-
Container hàng rời
-
Container chuyên dụng
-
Container lạnh
-
Container mở nóc ( opentop )
-
Container mặt bằng
-
Container bồn
1. Container khô (General purpose container)
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC, 40HC). Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
2. Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
3. Container hoán cải (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như nước giải khát, ô tô, xe máy
– Container chở nước giải khát được gia công hoán cải từ container khô 40 feet, cắt bỏ 02 vách thép thay bằng bạt đóng mở di động, có hệ thống tăng cứng nóc, container thiết kế như vậy sẽ làm giảm thời gian đóng hàng và xuống hàng.
– Container chở hàng rời, máy móc vượt quá kích thước lọt lòng của container, loại container này thường được mở bửng hai bên vách để xuống hàng nhanh khi chở hàng rời, mở nóc để nhập hàng rời từ phía trên container.
4. Container lạnh (Reefer container)
Container lạnh được thiết kế để làm kho lạnh, xe đông lạnh vận chuyển hàng hóa yêu cầu cần khống chế nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với loại hàng hóa đó. Container lạnh thường có hai loại là container lạnh nhôm và container lạnh sắt. Container lạnh nhôm, sắt được gọi theo vật liệu bề ngoài của container lạnh là nhôm, sắt. Do điều kiện nhiệt độ bên trong container khắc nghiệt nên lớp bên trong container lạnh được làm bằng inox.
5. Container mở nóc (Opentop container)
Container mở nóc được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua nóc container. Sau khi đóng hàng, nóc container sẽ được phủ bạt để tránh mưa gió ảnh hưởng tới hàng hóa. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị .
6. Container mặt phẳng (Plat rack container)
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời. Hiện nay có loại romooc sàn cũng có chức năng gần giống như container flat rack này.
7. Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO 20 feet, 40 feet trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
Trên thức tế, tùy theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container theo kích thước (20′; 40’…), theo vật liệu chế tạo (nhôm, thép…).
Kích thước Container
Container (công ten nơ) có nhiều loại, và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ít nhiều tùy theo nhà sản xuất. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu, kích thước cũng như ký mã hiệu container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO.
Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó ISO 668:1995 quy định kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này.
Theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft).
Về chiều dài, container 40’ được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có chiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở giữa 2 container 20’ này là 3 inch. Vì lý do này, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1,5 inch).
Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”). Cách gọi container thường, container cao chỉ mang tính tập quán. Trước đây, người ta gọi loại cao 8 feet là container thường, nhưng hiện nay loại này không còn được sử dụng nhiều nữa, thay vào đó, container thường có chiều cao 8’6”.
Dưới đây là tiêu chuẩn về kích thước, chiều dài, chiều cao cụ thể của các loại container phổ biến:
Kích thước container 20’ Hàng khô |
Thông số kỹ thuật |
||||
Phù hợp cho các loại hàng hóa đóng kiện, thùng giấy, hòm, hàng rời, đồ đạc… |
Bên ngoài |
Rộng |
2,440 mm |
8 ft |
|
Cao |
2,590 mm |
8 ft 6.0 in |
|||
Dài |
6,060 mm |
20 ft |
|||
Bên trong |
Rộng |
2,352 mm |
7ft 8.6 in |
||
Cao |
2,395 mm |
7 ft 10.3 in |
|||
Dài |
5,898 mm |
19 ft 4.2 in |
|||
Cửa |
Rộng |
2,340 mm |
92.1 in |
||
Cao |
2,280 mm |
89.7 in |
|||
Khối lượng |
33.2 cu m |
1,173 cu ft |
|||
Trọng lượng vỏ |
2,200 kg |
4,850 lbs |
|||
Trọng lượng hàng tối đa |
28,280 kg |
62,346 lbs |
|||
Trọng lượng tối đa cả vỏ |
30,480 kg |
67,196 lbs |
Kích thước container 40’ Hàng khô |
Thông số kỹ thuật |
|||
|
Bên ngoài |
Rộng |
2,440 mm |
8 ft |
Cao |
2,590 mm |
8 ft 6.0 in |
||
Dài |
12,190 mm |
40 ft |
||
Bên trong |
Rộng |
2,350 mm |
7ft 8.5 in |
|
Cao |
2,392 mm |
7 ft 10.2 in |
||
Dài |
12,032 mm |
39 ft 5.7 in |
||
Cửa |
Rộng |
2,338 mm |
92.0 in |
|
Cao |
2,280 mm |
89.8 in |
||
Khối lượng |
67.6 cu m |
2,389 cu ft |
||
Trọng lượng vỏ |
3,730 kg |
8,223 lbs |
||
Trọng lượng hàng tối đa |
26,750 kg |
58,793 lbs |
||
Trọng lượng tối đa cả vỏ |
30,480 kg |
67,196 lbs |
Kích thước container 20’ Cao (HC) |
Thông số kỹ thuật |
|||
|
Bên ngoài |
Rộng |
2,440 mm |
8 ft |
Cao |
2,895 mm |
9 ft 6.0 in |
||
Dài |
6,060 mm |
20 ft |
||
Bên trong |
Rộng |
2,352 mm |
7ft 8.6 in |
|
Cao |
2,698 mm |
8 ft 10.2 in |
||
Dài |
5,898 mm |
19 ft 4.2 in |
||
Cửa |
Rộng |
2,340 mm |
92.1 in |
|
Cao |
2,585 mm |
101.7 in |
||
Khối lượng |
37.4 cu m |
1,322 cu ft |
||
Trọng lượng vỏ |
2,340 kg |
5,160 lbs |
||
Trọng lượng hàng tối đa |
28,140 kg |
62,040 lbs |
||
Trọng lượng tối đa cả vỏ |
30,480 kg |
67,196 lbs |
Kích thước container 40’ Cao (HC) |
Thông số kỹ thuật |
|||
Giống container hàng khô khác nóp phù hợp cho các loại hàng hóa đóng kiện, thùng giấy, hòm, hàng rời, đồ đạc… nhưng khối lượng lớn hơn 11%. |
Bên ngoài |
Rộng |
2,440 mm |
8 ft |
Cao |
2,895 mm |
9 ft 6.0 in |
||
Dài |
12,190 mm |
40 ft |
||
Bên trong |
Rộng |
2,352 mm |
7ft 8.6 in |
|
Cao |
2,698 mm |
8 ft 10.2 in |
||
Dài |
12,023 mm |
39 ft 5.3 in |
||
Cửa |
Rộng |
2,340 mm |
92.1 in |
|
Cao |
2,585 mm |
101.7 in |
||
Khối lượng |
76.2 cu m |
2,694 cu ft |
||
Trọng lượng vỏ |
3,900 kg |
8,598 lbs |
||
Trọng lượng hàng tối đa |
26,580 kg |
58,598 lbs |
||
Trọng lượng tối đa cả vỏ |
30,480 kg |
67,196 lbs |
Kích thước container 20’ Mở nóc (OT) |
Thông số kỹ thuật |
|||
Với tấm bạt rời trên nóc có thể xếp những hàng có khối lượng lớn mà không thể xếp vào qua cửa container như máy móc, kiện kính, đa tảng và thiết bị xây dựng. |
Bên ngoài |
Rộng |
2,440 mm |
8 ft |
Cao |
2,590 mm |
8 ft 6.0 in |
||
Dài |
6,060 mm |
20 ft |
||
Bên trong |
Rộng |
2,348 mm |
7ft 8.4 in |
|
Cao |
2,360 mm |
7 ft 8.9 in |
||
Dài |
5,900 mm |
19 ft 4.3 in |
||
Cửa |
Rộng |
2,340 mm |
92.1 in |
|
Cao |
2,277 mm |
89.6 in |
||
Khối lượng |
32.6 cu m |
1,155 cu ft |
||
Trọng lượng vỏ |
2,300 kg |
5,070 lbs |
||
Trọng lượng hàng tối đa |
28,180 kg |
62,126 lbs |
||
Trọng lượng tối đa cả vỏ |
30,480 kg |
67,196 lbs |
Kích thước container 40’ Mở nóc (OT) |
Thông số kỹ thuật |
|||
|
Bên ngoài |
Rộng |
2,440 mm |
8 ft |
Cao |
2,590 mm |
8 ft 6.0 in |
||
Dài |
12,190 mm |
40 ft |
||
Bên trong |
Rộng |
2,348 mm |
7ft 8.4 in |
|
Cao |
2,360 mm |
7 ft 8.9 in |
||
Dài |
12,034 mm |
39 ft 5.8 in |
||
Cửa |
Rộng |
2,340 mm |
92.1 in |
|
Cao |
2,277 mm |
89.6 in |
||
Khối lượng |
66.6 cu m |
2,355 cu ft |
||
Trọng lượng vỏ |
3,800 kg |
8,377 lbs |
||
Trọng lượng hàng tối đa |
26,680 kg |
58,819 lbs |
||
Trọng lượng tối đa cả vỏ |
30,480 kg |
67,196 lbs |
||
|
Kích thước container 20′ Flat Rack |
Thông số kỹ thuật |
|||