Container là gì và được dùng để làm gì trong đời sống?

 

   

Container hay có tên phiên âm là công ten nơ, dân trong nghề hay gọi tắt là công hay cont. Nó là một cái hộp hình khối chữ nhật bằng thép cực lớn. Chiều rộng theo chuẩn quốc tế khoảng hơn 2,4 m và chiều cao là 2,6 m. Về chiều dài nó 3 loại phổ biến sau:

  • 20″ hay 20 feet: 6,1 mét

  • 30″ hay 30 feet: 9,1 mét

  • 40″ hay 40 feet: 12,2 mét

Feet là số nhiều của foot. Nó là đơn vị đo chiều dài của Anh và Mỹ. Tên gọi công 20, công 30 hay công 40 nghĩa là số chiều dài của công đó theo hệ Anh Mỹ. Tương ứng với số chiều dài quy ra mét mình đã viết ở trên.

1 foot = 30,48 cm

Cấu tạo của container bao gồm những thứ gì?

Nhìn bề ngoài, bạn có thể đoán được rằng nó phải làm bằng thép rồi. Nhưng không hẳn 100% cấu tạo của nó bằng thép hết. Có cái sàn phía trong người ta có thể thay bằng ván ép hoặc gỗ cứng để nhẹ hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Còn lại tất nhiên phải gia cố bằng thép hết thôi. Vỏ là thép tấm, vài chi tiết gia cố là thép khối. Nếu không làm thế, container sẽ mau hư và móp méo sớm. Các cấu trúc cơ bản bao gồm:

  • Khung: làm bằng thép và là nơi chịu lực chính của container. Hình hộp chữ nhật ra sao thì khung công y như vậy.

  • Gù công: là thiết bị giúp cố định khung đặt ở 8 góc. Bạn không thể hàn các thanh thép lại mà tự nhiên nó cứng nhé. Bí mật chịu lực của công là ở chỗ này đấy.

  • Gầm: chả ai thấy bao giờ ngoài kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp. Nó bao gồm nhiều thanh thép ngang dọc để chịu lực hàng hóa trong công.

  • Nóc và mặt xung quanh làm bằng thép tấm trơn hoặc uốn lượn. Ngoài ra cũng có loại bằng nhôm, gỗ có phủ hóa chất gia cố…

  • Sàn: cách ly gầm với hàng hóa, người ta dùng ván ép phổ biến hơn là bằng thép đối với hàng hóa thông thường.

Khả năng đáng ngạc nhiên của container

Nếu bạn để ý, tại các bến cảng, các công để chồng lên nhau, nhưng không quá 6 công đâu nhé. Trung bình 1 công 40 không chứa hàng nặng 30,5 tấn. Vậy mỗi công sẽ cõng được hơn 192 tấn, tương đương với hơn 27 con voi đấy các bạn (trung bình voi khoảng 7 tấn).

 

Một công chỉ cõng được sáu công thôi nhé!

Các công trình bằng container bạn khỏi lo về khả năng động đất. Vì nó đứng 1 mình cũng vững chắc lắm rồi.

Container có thể làm được gì?

Với cấu tạo và khả năng chịu tải kinh thế, container tất nhiên dùng nhiều cho vận tải bằng tàu biển. Mình chả rõ có máy bay nào chở nổi 30 tấn bay trên bầu trời không? Vì chiếc DC 3 nổi tiếng cũng tải được hơn 11 tấn thôi.

Ngoài ra container có thể làm kho chứa đồ. Có thể bạn chưa biết, khả năng kín và không lọt sáng cũng là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công đấy. Với khả năng chịu tải và bền thế này, sau khi hết dùng cho vận chuyển, người ta thường dùng công cho các mục đích:

  • Làm nhà ở với quy mô từ cấp 4 trở lên đều được.

  • Làm văn phòng giá rẻ vì không phải bỏ nhiều vật liệu ra xây.

  • Làm kho chứa vật dụng.

  • Làm nhà di động.

  • Làm quán cafe. Tại Việt Nam hiện tại có 2 quán tại Đà Nẵng dùng container.

  • Làm khách sạn cho du khách ở những vùng đồi núi. Tại Mộc Châu và Đà Lạt đã có loại hình này rồi.

  • Làm sân khấu, hậu trường cho buổi biểu diễn nghệ thuật.

  • Và còn làm nhiều thứ khác, có thể chơi trò xếp hình container nếu bạn điều khiển được xe cẩu. Đùa thôi chứ không nên thử nhé!

Có bao nhiêu loại container?

Container khô: là loại công chuyên làm kho và chứa đồ khô. Đây là loại công phổ biến chuyên dùng cho nhiều mục đích trước và sau khi hết sử dụng cho việc vận chuyển. Nó còn có ký hiệu là Container DC (Dried Container).

Container lạnh (tiếng Anh là reefer container): dùng chuyên chở hải sản và thực phẩm cần giữ lạnh. Ký hiệu là Container RF.

Container open top: Là dạng công gỡ bỏ trần công ra khỏi cấu trúc. Ký hiệu là Container OT

Container flat rack: là dạng công bỏ trần và mặt bên, chỉ còn 2 tấm chắn ở 2 đầu.

Container cánh dơi: tên tiếng Anh là gull wing container. Đây là công có 2 mặt bên có thể mở mục đích tải hàng nhanh hơn.

Container bia: dạng công này chỉ còn có khung, vỏ gần như bỏ ra và chỉ phủ bạt khi vận chuyển. Nó cũng giúp việc vận chuyển hàng nhanh như loại công cánh dơi.

Còn có mấy ký hiệu như contaier gp (general purpose – nó là tên gọi khác của cont DC và có tên Việt hóa là công bách hóa). Cont HC là high container nghĩa là công cao hơn so với tiêu chuẩn, chiều cao của nó là 2,9 mét. Do thị trường thép biến động, Công HC đang được ưa chuộng từ 2016. HC cũng có 2 độ dài là 40″ và 45″, nhưng loại 45″ thì ít phổ biến.

 

 

   

 

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0933811138